Giới thiệu trung tâm Năng lượng hạt nhân

Monday, 01/10/2018, 00:00

Giới thiệu Trung tâm Năng lượng Hạt nhân

Trung tâm Năng lượng Hạt nhân (TTNLHN)

Điện thoại liên hệ: 0243 7910316

 Ban Giám đốc Trung tâm:

- Giám đốc: TS. Phạm Như Việt Hà

  Di động: 033 284 0958

  Email: phamha@vinatom.gov.vn

- Phó giám đốc: TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

  Di động: 0902865134

  Email: pthuytien@yahoo.com

 Nhân lực:

- Tổng số cán bộ: 24

- Cơ cấu theo trình độ:

     Tiến sĩ: 5

     Thạc sĩ: 13

     Đại học: 6

TTNLHN hiện có 10 cán bộ đang theo học các chương trình sau đại học trong nước và quốc tế: 8 cán bộ đang học nghiên cứu sinh và2 cán bộ đang học cao học.

 Lịch sử hình thành và phát triển:

Trung tâm Năng lượng hạt nhân được thành lập vào tháng 6/1995 với tiền thân là Phòng Năng lượng hạt nhân của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện KH&KTHN), nhằm thúc đẩy việc triển khai các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó để từng bước đưa điện hạt nhân vào Việt Nam. Trung tâm Năng lượng hạt nhân cũng như tiền thân của nó là Phòng Năng lượng hạt nhân đã tham gia thực hiện những nghiên cứu tiên phong về điện hạt nhân, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo phục vụ cho chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, trong đó có thể kể ra một số đề tài, dự án tiêu biểu như sau:

- Tham gia thực hiện Đề tài KC-09-17 thuộc Chương trình KHCN cấp Nhà nước về kỹ thuật hạt nhân KC-09: “Nghiên cứu chiến lược phát triển kỹ thuật và năng lượng hạt nhân ở Việt Nam”, 1992-1995. (Đây có thể xem như là nghiên cứu trong nước đầu tiên về điện hạt nhân).

- Tham gia thực hiện Đề tài KH-09-04 thuộc Chương trình KHCN cấp Nhà nước về chính sách và chiến lược phát triển năng lượng bền vững KH-09: “Xác định căn cứ khoa học, kinh tế, xã hội cho chương trình phát triển điện hạt nhân”, 1996-1999.

- Tham gia phối hợp cùng Bộ Công thương thực hiện Dự án “Nghiên cứu tổng quan phát triển nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam”, 1996-1998.

- Tham gia thực hiện Đề án nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề liên quan đến chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam, 2001-2003.

- Tham gia thực hiện Đề tài độc lập cấp Nhà nước về “Xây dựng cơ sở hạ tầng R-D cho phát triển điện hạt nhân”, 2003-2005.

Ngày 3/1/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ban hành “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020”. Sau đó, ngày 23/7/2007 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 114/2007 QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược trên. Đây là những bước đi quan trọng trong việc phát triển chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ của kế hoạch tổng thể là phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo an toàn hạt nhân. Viện KH&KTHN được lựa chọn để xây dựng thành một cơ sở R&D có đủ năng lực thẩm định, phân tích đánh giá an toàn hạt nhân. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên, tháng 9/2007 Trung tâm An toàn hạt nhân đã được thành lập và hoạt động phối hợp cùng với Trung tâm Năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân cũng như thẩm định, phân tích, đánh giá an toàn hạt nhân phục vụ chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tháng 11/2016 Quốc hội Việt Nam quyết định dừng các dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong tình hình thực tiễn mới, việc cơ cấu, tổ chức lại các đơn vị có liên quan đến chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là hết sức cấp thiết. Hơn nữa, hiện nay các quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục vận hành và có kế hoạch xây mới các nhà máy điện hạt nhân để giải quyết bài toán an ninh năng lượng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu. Do đó việc tiếp tục duy trì, phát triển năng lực hạt nhân của Việt Nam để cập nhật tình hình nghiên cứu, phát triển công nghệ điện hạt nhân trên thế giới và năng lực phân tích, đánh giá an toàn hạt nhân của Việt Nam để đảm bảo tính chủ động của quốc gia trong trường hợp xảy ra các sự cố nhà máy điện hạt nhân trong khu vực và trên thế giới cũng là hết sức cần thiết. Vì vậy tháng 9/2017 Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã ra quyết định số 421/QĐ-VNLNT sáp nhập hai Trung tâm An toàn hạt nhân và Trung tâm Năng lượng hạt nhân thành một Trung tâm mới với tên gọi là Trung tâm Năng lượng hạt nhân. Sau đây là các thông tin về các chức năng, nhiệm vụ hiện tại cũng như các thông tin quan trọng khác như tình hình nghiên cứu, hợp tác và một số thành tựu trong giai đoạn gần đây của Trung tâm Năng lượng hạt nhân.

 Chức năng, nhiệm vụ:

- Nghiên cứu vật lý lò phản ứng hạt nhân và che chắn an toàn bức xạ.

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá an toàn hạt nhân.

- Nghiên cứu, đánh giá công nghệ các loại lò phản ứng hạt nhân tiên tiến.

- Nghiên cứu các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, và năng lượng tái tạo cũng như khả năng ứng dụng ở Việt Nam.

- Tham gia đào tạo cán bộ về các lĩnh vực vật lý, an toàn và công nghệ lò phản ứng hạt nhân.

Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, TTNLHN hiện đang hợp tác chặt chẽ trong công tác nghiên cứu, đào tạo với các cơ quan chuyên môn, trường đại học, các chuyên gia trong nước và quốc tế như Viện Nghiên cứu hạt nhân, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Duy Tân, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc...

Lượt xem: 6172