Một số thành tựu tiêu biểu

Tuesday, 29/11/2011, 00:00

Một số thành tựu chính trong giai đoạn gần đây:

- Đã mô hình hóa,phân tích, đánh giá các đặc trưng vật lý lò VVER-1000 của Liên bang Nga dùng các chương trình tính toán tất định (SRAC) và Monte Carlo(MCNP) và so sánh với báo cáo phân tích an toàn (SAR). Các kết quả cho thấy các mô hình của lò VVER-1000 được phát triển với SRAC và MCNP cùng với các phương pháp mô hình hóa tương ứng có thể được áp dụng để phân tích vật lý các lò phản ứng VVER nói riêng và các lò phản ứng nước nhẹ LWR nói chung.

- Đã bước đầu phát triển thành công một công cụ tìm kiếm cấu hình nạp tải nhiên liệu tối ưu cho lò phản ứng VVER-1000 (chương trình LPO-V). Chương trình này cũng có thể áp dụng cho các loại lò phản ứng với cấu hình hình học kiểu lục giác khác như lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cũng như có thể được phát triển hơn nữa để áp dụng đối với các lò phản ứng nước nhẹ khác như PWR, BWR.

- Đã thực hiện các tính toán, phân tích sơ bộ các phân bố thông lượng neutron, DPA (displacement per atom) trên vỏ thùng lò phản ứng đối với các loại lò VVER-1000 và VVER-1200 dùng các chương trình Monte Carlo MCNP và OpenMC. Các kết quả nghiên cứu có giá trị hỗ trợ việc đánh giá ảnh hưởng của bức xạ đối với tuổi thọ của các vỏ thùng lò VVER và có thể được ứng dụng để mô phỏng, tính toán phân bố liều bức xạ trong lĩnh vực che chắn an toàn bức xạ như che chắn các máy gia tốc y tế.

- Đã và đang áp dụng các chương trình SRAC, MCNP, SCALE, Serpent, PARCS, NJOY,...để phục vụ tính toán các đặc trưng vật lý, tính cháy nhiên liệu và phân tích động học của các lò phản ứng nước nhẹ (VVER, PWR và lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt).

- Đã thực hiện tính toán, kiểm chứng báo cáo phân tích an toàn (SAR) đối với lò VVER-1000/1200 bằng các mô phỏng, tính toán an toàn thủy nhiệt và tai nạn hạt nhân nghiêm trọng dùng các chương trình tính toán thủy nhiệt như RELAP, MELCORE.

- Đã thực hiện mô phỏng, tính toán, phân tích các đặc trưng thủy nhiệt của dòng hai pha, dòng chảy rối của các hệ thực nghiệm hạt nhândùng các chương trình CFD.

- Đã thiết kế, xây dựng hệ thực nghiệm, chế tạo sensor, đo đạc xử lý tín hiệu trong nghiên cứu dòng chảy hai pha phục vụ phân tích an toàn hạt nhân. Hệ thực nghiệm này hiện được đặt tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân và đang trong quá trình hoàn thiện.

- Đã và đang tham gia tổ chức, giảng dạy cho các khóa đào tạo về kỹ thuật lò phản ứng hạt nhân (VINATOM-JAEA Joint Training Course on Reactor Engineering): phối hợp cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA). 

Các đề tài, nhiệm vụ đang chủ trì hoặc tham gia thực hiện:

- Nhiệm vụ thường xuyên (NVTX): “Hỗ trợ hoạt động của Mạng an toàn hạt nhân Châu Á ANSN”.

- Hợp tác với Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc về nghiên cứu, đánh giá vai trò của năng lượng hạt nhân so với các nguồn năng lượng khác đối với vấn đề biến đổi khí hậu (2016-2020).

- Tham gia tổ chức và giảng dạy cho Khóa đào tạo về kỹ thuật lò phản ứng năm 2018 (The VINATOM-JAEA Joint Training Course on Reactor Engineering), phối hợp cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản, tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, thời gian dự kiến 05-09/11/2018.

- Các đề tài cấp bộ (ĐTCB) và nhiệm vụ cấp bộ (NVCB)

1. ĐTCB: “Xây dựng hệ thực nghiệm thủy nhiệt và nghiên cứu một số hiện tượng của dòng hai pha”, phối hợp thực hiện cùng Viện Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, chủ nhiệm: KS. Đinh Anh Tuấn, 2016-2018 (đơn vị chủ trì).

2. ĐTCB: “Tính toán ảnh hưởng của nhiên liệu có chứa actini hiếm đến tính toán vật lý và an toàn lò phản ứng năng lượng VVER (V491)”, chủ nhiệm: ThS. Trần Vĩnh Thành, 2017-2018 (đơn vị chủ trì).

3. ĐTCB: “Nghiên cứu động học và phân tích an toàn sự cố độ phản ứng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sử dụng nhiên liệu độ giàu thấp bằng chương trình PARCS”, phối hợp thực hiện cùng với Viện Nghiên cứu hạt nhân và Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân, chủ nhiệm: TS. Phạm Như Việt Hà, 2018-2019 (đơn vị chủ trì).

4. ĐTCB: “Nghiên cứu tính toán khả năng áp dụng biện pháp giữ nhiên vật liệu nóng chảy bên trong thùng lò phản ứng VVER1000”, chủ nhiệm: ThS. Đoàn Mạnh Long, 2018-2019 (tham gia thực hiện).

Một số đề tài, nhiệm vụ đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện:

- Các đề tài cấp nhà nước (ĐTNN) và nghị định thư (NĐT)

1. NĐT với Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc (KAERI): “Hợp tác nghiên cứu phân tích, đánh giá an toàn nhà máy điện hạt nhân lò phản ứng nước nhẹ trong các điều kiện chuyển tiếp và sự cố nặng”, 2009-2010 (chủ nhiệm: TS. Lê Văn Hồng) và 2012-2013 (chủ nhiệm: CN. Lê Đại Diễn) (đơn vị chủ trì).

2. ĐTNN: “Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và so sánh hệ thống công nghệ nhà máy điện hạt nhân dùng lò VVER -1000 giữa các loại AES-91, AES-92 và AES-2006”, TS. Lê Văn Hồng và các cộng sự, 2011-2014 (tham gia thực hiện).

3. ĐTNN: “Nghiên cứu công nghệ điện hạt nhân được đề xuất cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 nhằm hỗ trợ thẩm định thiết kế cơ sở cho hai dự án”, TS. Trần Chí Thành và các cộng sự, 2014-2015 (tham gia thực hiện).

- Các đề tài cấp bộ (ĐTCB) và nhiệm vụ cấp bộ (NVCB)

1. NVCB: “Nghiên cứu tìm hiểu một số phương pháp pháp tính toán trong phân tích các đặc trưng vật lý đối với lò năng lượng”, TS. Nguyễn Tuấn Khải và các cộng sự, 2014 (đơn vị chủ trì).

2. ĐTCB: “Tính toán một số các đặc trưng neutron của vùng hoạt lò phản ứng VVER-1000”, ThS. Trần Việt Phú và các cộng sự, 2014-2015 (đơn vị chủ trì).

3. ĐTCB: “Nghiên cứu đánh giá an toàn lò phản ứng VVER-1200/V491 trong sự cố mất nước làm mát kết hợp với sai hỏng của hệ thống làm mát vùng hoạt khẩn cấp, sử dụng chương trình tính toán thủy nhiệt RELAP5”, TS. Hoàng Minh Giang và các cộng sự, 2016 (đơn vị chủ trì).

 4. ĐTCB: “Nghiên cứu tối ưu thay đảo nhiên liệu lò phản ứng VVER”, ThS. Trần Việt Phú và các cộng sự, 2015-2016 (đơn vị chủ trì).

 

Lượt xem: 4807