Một số thành tựu tiêu biểu:

Thursday, 30/01/2014, 00:00

1. Máy đo liều cầm tay NEDRAMES M-7121

* Nguồn gốc xuất sứ:

Kết quả nghi định thư hợp tác Malaisya năm 2005 “Nghiên cứu, chế tạo thử hệ phổ kế nhiều kênh và máy đo liều phục vụ nghiên cứu và ứng dụng thực tế”.

* Mục tiêu:

Mục tiêu trước mắt hoàn thành việc thiết kế, chế tạo thử nghiệm máy đo liều cầm tay.

* Các đặc trưng chủ yếu:

- Detector: Halogen-quenched Geiger-Mueller, detector với cửa sổ mica mỏng(LND 7121), nhạy tia gamma.

- Chỉ thị: bằng tinh thể lỏng 31/2 digit.

- Vùng suất liều đo: 0.1 – 1999 (mSv/h).

- Vùng năng lượng hoạt động: 0.04 – 1.8 (MeV).

- Nhạy gamma: 100cpm/mSv/h đối với nguồn Cs-137

- Sai số: ±30%

- Mức cảnh báo: được điều khiển bằng phím

- Nguồn nuôi: 1 Pin 9 Volt 

* Ứng dụng:

- Đo và cảnh báo suất liều phóng xạ

- Đo liều tích luỹ

- Đếm xung phóng xạ

- Đo tốc độ đếm trung bình CPM, CPS.

* Hướng phát triển trong tương lai:

Thương mại hoá sản phẩm đáp ứng cung cấp thiết bị cho các cơ sở ứng dụng hạt nhân.

* Các hình ảnh minh họa:

   Máy đo liều cầm tay NEDRAMES M-7121

Máy đo liều cầm tay NEDRAMES M-7121

 * Thông tin liên hệ:

ÔngĐặng Quang Thiệu

Điện thoại:0913097486


2. Gamma Area Monitor AEC –G7 (AEC-G8)

* Nguồn gốc xuất sứ:

Kết quả đề tài “Nghiên cứu và chế tạo thiết bị đo liều và cảnh báo phóng xạ”

* Mục tiêu:

Mục tiêu chế tạo thành công Thiết bị cảnh báo phóng xạ treo tường

* Các đặc trưng chủ yếu:

- Bức xạ đo: Gamma

- Detector: Halogen-quenched Geiger-Meuller, detector với cửa sổ mica mỏng(LND 7121).

- Chỉ thị: bằng 4 đèn LED 7 thanh.

- Vùng suất liều đo: 0.1 – 600 (mSv/h).

- Vùng năng lượng hoạt động: 0.04 – 1.8 (MeV).

- Nhạy gamma: 100cpm/mSv/h đối với nguồn Cs-137

- Sai số: ±30% (suất liều môi trường).

- Mức cảnh báo: 1 – 600 (mSv) điều chỉnh bằng phím

- Hệ thống cảnh báo: Bằng đèn và loa trên máy, có lối ra cảnh báo bên ngoài.

- Nguôn nuôi: nguồn xoay chiều 220V.

* Ứng dụng:

Đo và cảnh báo suất liều phóng xạ

* Hướng phát triển trong tương lai:

Thương mại hoá sản phẩm đáp ứng cung cấp thiết bị cho các cơ sở ứng dụng hạt nhân.

* Hình ảnh minh họa:

 Gamma Area Monitor AEC –G7 (AEC-G8)

Gamma Area Monitor AEC-G7 (AEC-G8)

* Thông tin liên hệ:

- Bà Nguyễn Thị Bảo Mỹ 

- Điện thoại: 0982792411

 

3. Hệ thống đo độ tập trung tuyến giáp:

* Nguồn gốc xuất sứ:

Kết quả đề tài NCKH cấp cơ sở  năm 2007 “Nghiên cứu chế tạo Hệ thống đo độ tập trung tuyến giáp”.

* Mục tiêu:

Chế tạo hệ thống đo độ tập trung tuyến giáp dựa trên máy tính PC, với phần cứng bao gồm thiết bị phân tích đa kênh rút gọn (Portable Multichannel Analyzer) sử dụng đầu dò nhấp nháy NaI và ghép nối với máy tính qua cổng USB; phát triển phần mềm điều khiển đo đạc, tính toán độ tập trung và lưu trữ dữ liệu của bệnh nhân trong môi trường Windows, cùng với qui trình QA-QC cho hệ thống thiết bị.

* Các đặc trưng chủ yếu:

- Máy tính: PC for Windows® XP with P4, 3 GHz processor, 512 megabyte RAM, 40g HD, 48x CD-RW.

- Đầu dò nhấp nháy NaI(Tl) 2" x 2" Độ phân giải (FWHM): 7% (Cs-137)

- Thiết bị phân tích đa kênh (Multi-Channel Analyzer): Số kênh: 2048, tốc độ đếm cực đại: (Maximum) 100,000 cps

- Chương trình đo: Thyroid Uptake

- Thư viện đồng vị phóng xạ:I-123, I-131, Tc-99m, Cs-137.

- Kích thước: 42" l x 31" w x 62" h (106.7 x 78.7 x 157.5 cm)

- Nguồn nuôi: 220V AC.

* Ứng dụng:

Hệ thống đo độ tập trung tuyến giáp được thiết kế chế tạo đặc biệt dùng trong y học hạt nhân với khả năng đo đạc và phân tích để đưa ra kết quả nhanh và chính xác về độ tập trung. Hệ thống đã được đưa vào sử dụng tại Viện YHPX Quân đội và BV Việt-Tiệp Hải phòng, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bệnh Basedow.

* Hướng phát triển trong tương lai:

Chế tạo một loạt nhỏ với giá thành vừa phải để đáp ứng nhu cầu chẩn đoán tại các khoa Y học Hạt nhân ở các bệnh viện trong nước.

* Các hình ảnh minh họa:

 

Hệ thống đo độ tập trung tuyến giáp

* Thông tin liên hệ:

- Ông Nguyễn Đức Tuấn                  

- Điện thoại: 0913698860

 

4. Thiết bị cảnh báo phóng xạ Gamma một và nhiều kênh đo:

Thiết bị được thiết kế chế tạo dựa trên bộ vi xử lý, có chức năng giám sát mức phóng xạ Gamma tại một vị trí cố định thông qua việc đo và hiển thị mức suất liều hiện tại ở vị trí đo, đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng khi mức suất liều vượt ngưỡng thiết lập bởi người sử dụng.

* Các đặc trưng chủ yếu:

- Giải năng lượng bức xạ gamma: 50keV – 3MeV.

- Giải đo suất liều thấp và trung bình: 0.02μSv/h – 1mSv/h

- Giải đo suất liều cao: 1 mSv/h - 500 mSv/h.

- Bộ chỉ thị số suất liều: 4 số bằng đèn LED.

- Cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng các kênh riêng biệt khi mức suất liều phóng xạ vượt ngưỡng.

- Điện áp lối vào: 220V AC.

- Công suất tối đa: 20W.

* Ứng dụng:

Thiết bị như mô tả ở hình dưới đây có thể được ứng dụng để giám sát mức suất liều phóng xạ Gamma tại những vùng làm việc như phòng thí nghiệm đồng vị phóng xạ, phòng chụp X-quang, các cơ sở chiếu xạ trong công nghiệp và y tế,…

Các hệ thống và thiết bị đo liều và cảnh báo ATBX Gamma nêu trên đã được trang bị cho nhà chụp ảnh phóng xạ RT thuộc dự án “Căn cứ chế tạo phương tiện nổi và công trình dầu khí” của Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (Số 31, Đường 30-4, Phường 9, Tp. Vũng Tàu, Điện thoại: 064 – 3.838.834 Fax: 064 – 3.838.170)

* Hướng phát triển trong tương lai:

Thương mại hoá sản phẩm đáp ứng cung cấp thiết bị cho các cơ sở ứng dụng hạt nhân.

* Các hình ảnh minh họa:

Thiết bị cảnh báo phóng xạ Gamma một và nhiều kênh đo

* Thông tin liên hệ:

- Ông Nguyễn Đức Tuấn

- Điện thoại: 0913698860

 

 

 5. Thiết bị quan trắc cảnh báo sớm bức xạ:

* Nguồn gốc xuất sứ:

Kết quả đề tài NCKH cấp bộ  Nghiên cứu chế tạo “thiết bị quan trắc cảnh báo sớm bức xạ”.

* Mục tiêu:

Mục tiêu đặt ra của đề tài là chế tạo được hệ quan trắc và cảnh báo sớm bức xạ từ xa. Cảnh báo sớm bức xạcó độ nhậy cao,có khả năng truyền thông tin cảnh báo nhanh, có khả năng hoạt động ổn định liên tục và có độ nhậy cao, thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nhiệt

* Các đặc trưng chủ yếu:

- Detector: Thiết bị bao gồm 4 đầu đo hoạt động ở các dải suất liều khác nhau( Đầu dò NaI 2,5 in x 2,5 in: 0,1 ¸ 25 mSv; Đầu dò GM 7121: 25 ¸ 250 mSv; Đầu dò GM 714: 250¸ 1000 mSv; Đầu dò CI 3PG: 1¸ 100 mSv), nhạy tia gamma.

- Chỉ thị: bằng tinh thể lỏng 20x2.

- Dải đo: 0,1mSv/h đến 50 mSv/h.

- Dải năng lượng : 80KeV đến 3 MeV.

- Độ chính xác ≤ ± 15%

- Dải nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 50oC

- Độ ẩm từ 30% đến 95%

- Thiết bị có khả năng nhận diện một số đồng vị thông dụng

- Có khả năng kết nối máy tính thông qua mạng Enthernet.

- Lưu trữ 32000 số liệu

- Mức cảnh báo: Cài đặt bằng máy tính

- Nguồn nuôi: 12VDC 

* Ứng dụng:

- Đo và cảnh báo suất liều phóng xạ

- Đo phổ năng lượng hạt nhân

* Hướng phát triển trong tương lai:

Hoàn thiện thiết bị để góp phần trang bị cho mạng quan trắc phóng xạ quốc gia.

* Hình ảnh minh họa:

 

Thiết bị quan trắc cảnh báo sớm bức xạ

 * Thông tin liên hệ:

- Ông Đặng Quang Thiệu

- Điện thoại: 0913097486

 

6. Máy chụp X quang công nghiệp Model ĐTX.101:

* Nguồn gốc xuất sứ:

Kết quả đề tài NCKH cấp Bộ 2008-2009 “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm máy chụp X quang công nghiệp”.

* Mục tiêu:

Mục tiêu trước mắt hoàn thành việc thiết kế, chế tạo thử nghiệm máy chụp X quang công nghiệp với cao áp 200KV, dòng 5mA.

Mục tiêu lâu dài là xây dựng cơ sở nghiên cứu và chế tạo chụp X quang công nghiệp. Đáp ứng cung cấp thiết bị cho các trung tâm kiểm tra không phá huỷ, trong đó có máy chụp X quang công nghiệp. Tăng cường khả năng bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị X quang công nghiêp.

* Các đặc trưng chủ yếu:

- Dòng phát tia X: 5 mA, sai số ±5%

- Cao thế cực đại: 200 kV, độ ổn định: ±2%

- Áp suất khí SF6: 4,5 at

- Khoảng nhiệt độ làm việc: –10oC đến +40oC

- Độ ẩm: ≤ 85%

- Điện áp lưới 220 V ±10%, dòng tiêu thụ cực đại 15 Amp.

- Tỷ số thời gian chiếu và làm nguội: 1/1

- Kích thước khối điều khiển: 36,5x30x16,5

- Trọng lượng khối điều khiển ‹ 16 kg

- Trọng lượng ống phát: ‹ 37 kg

* Ứng dụng:

Chụp ảnh X quang đánh giá khuyết tật các mối hàn trong công nghiệp đóng tàu, xây dựng, đầu khí...

* Hướng phát triển trong tương lai:

Chế tạo loạt nhỏ phục vụ các trung tâm NDT. Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị X quang công nghiệp của các hãng khác.

* Hình ảnh minh họa:

 

Máy chụp XQ công nghiệp Model ĐTX.101

* Thông tin liên hệ:

- Ông Nguyễn Phúc

- Điện thoại: 84-4-37910316

 

7. Chế tạo sửa chữa thiết bị khác:

- Thiết bị phổ kế huỳnh quang tia X phân tích nhanh 4 thành phần: Ca, Fe, Si và Al trong bột liệu xi măng, trong từng nguyên liệu đầu vào như đá vôi, đất sét,… trong clanhke và trong xi măng.

- Thiết bị phân tích nhanh hai thành phần Ca và Fe trong bột liệu đang sử dụng tại các nhà máy: Lương Sơn (Hoà Bình), Kiện Khê (Hà Nam), Hệ Dưỡng (Ninh Bình), X78 (Bộ Quốc phòng).

- Thiết bị đo mức, tự động điều khiển quá trình tháo liệu lò nung clanhke. Thiết bị đã được sử dụng ở nhiều nhà máy xi măng như Kiện Khê, X78, Việt Trung,…

- Thiết bị đo online xác định đồng thời khối lượng và độ tro của than trên băng tải. Thiết bị đã chạy thử nghiệm tại nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai.

 

8.  Dịch vụ phân tích: 

- Phân tích tỷ số đồng vị: 2H/1H, 18O/16O, 13C/12C, 15N/14N, 34S/32S trong mẫu nước, sinh học, thực phẩm và trong các loại mẫu khác (hàng nghìn mẫu/năm) trên hệ khối phổ kế tỷ số đồng vị phục vụ nghiên cứu tìm nguồn gốc tài nguyên nước và các ô nhiễm trong môi trường.

- Phân tích đồng vị phóng xạ 3H trong mẫu nước bằng phương pháp làm giàu điện phân và đo trên hệ phổ kế nhấp nháy lỏng (hàng trăm mẫu/năm) để đánh giá nền phông phóng xạ 3H và đặc trưng nguồn bổ cấp nước.

- Phân tích chỉ tiêu hóa học trong các mẫu môi trường:

         + Kim loại nặng trong đất, nước, không khí và lương thực - thực phẩm;

         + Hàm lượng dinh dưỡng N-P trong môi trường nước;

         + Thành phần hoá học của nước sạch;

         + Dư lượng thuốc trừ sâu trong môi trường nước, đất, lương thực - thực phẩm. 

- Đo nồng độ Radon trong môi trường và nhà ở bằng phương pháp trực tiếp (active) trên hệ Alpha Guard và phương pháp thụ động (passive - detector vết hạt nhân) sử dụng kỹ thuật tẩm thực điện hóa.

- Chuẩn các thiết bị đo hàm lượng Radon trong không khí sử dụng nguồn hả khí Radon chuẩn.

 

9. Thiết kế, chế tạo thiết bị NCS trong công nghiệp:

Hiện nay Trung tâm Kỹ thuật Hạt nhân - Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân đã và đang triển khai chế tạo thành công nhiều loại thiết bị rất hữu ích trong công nghiệp. Hầu hết các thiết bị hạt nhân đều đóng góp vị trí quan trọng trong hệ thống điều khiển hay dây chuyền công nghệ trong công nghiệp. Tuy nhiên do tính đặc thù của thiết bị là đơn chiếc cho nên việc chế tạo thiết bị chỉ được tiến hành khi có các điều kiện hay bài toán cụ thể, tức là chỉ tiến hành chế tạo thiết bị khi có đơn đặt hàng. Dưới đây là một số thiết bị đã được chế tạo và sử dụng trong công nghiệp:

a. Thiết bị phân tích nguyên tố trong vật liệu

Đối với ngành sản xuất xi măng, sản xuất thép, dầu khí,… thiết bị phân tích nguyên tố trong hợp chất, trong vật liệu, nguyên liệu… là rất quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc khống chế chất lượng sản phẩm. Phân tích nguyên tố trong nguyên liệu đầu vào, trong sản phẩm đầu ra để điều hành sản xuất là công việc cực kỳ quan trọng trong dây chuyền công nghệ.

Thiết bị phân tích nhanh nguyên tố trong vật liệu dựa trên nguyên lý huỳnh quang tia X.

Thiết bị phân tích nhanh 2 nguyên tố Canxi (Ca), Sắt (Fe) trong vật liệu, nguồn phát tia X là nguồn phóng xạ (238Pu). Thời gian phân tích thông thường đối với thiết bị phân tích Ca, Fe là từ 60 – 120 giây.

Đối tượng phân tích: Hiện nay có quy trình đo và làm đường chuẩn cho đối tượng đo là bột liệu xi măng (sản phẩm sau máy nghiền liệu), bột đá vôi (xác định hàm lượng Ca, Fe có trong nguyên liệu đá vôi). Thiết bị này có thể đo xác định hàm lượng các nguyên tố có Z ≥ 40, hình 1.

 

 Độ chính xác: Trong bột liệu xi măng, thành phần ôxít sắt chiếm khoảng trên dưới 2%, phép đo xác định có sai số tuyệt đối vào khoảng ±0,1(%); thành phần ôxít canxi, có hàm lượng trong khoảng 35 – 40%, phép đo xác định có sai số tuyệt đối vào khoảng ±0,5(%).

Độ ổn định: So với thiết bị cùng loại do Trung Quốc sản xuất (phương pháp phân tích đơn kênh), thiết bị phân tích trên đây sử dụng phương pháp phân tích phổ đa kênh cho nên người sử dụng quan sát được phổ của các nguyên tố. Chương trình phần mềm cho phép thiết bị tự động tìm đỉnh và ổn định phổ, cho nên kết quả phân tích luôn luôn ổn định và sai số trong phạm vi cho phép. Với độ chính xác trên, các cơ sở đã sử dụng thiết bị này đều hài lòng và coi đây là thiết bị đặc biệt quan trọng, không thể thiếu.

Các cơ sở đã sử dụng: Công ty Xi măng Phòng không (X78 - Bộ Quốc phòng), Công ty XM Hệ dưỡng (Ninh Bình), Công ty XM Lương Sơn, Kiện Khê và một số công ty khác.

Thiết bị phân tích nhanh 4 thành phần Al, Si, Ca và Fe dùng ống phát tia X do hãng Oxfort và đầu thu bán dẫn Si tự làm lạnh theo hiệu ứng Peltier của hãng Amptek sản xuất.

Tia X từ nguồn phát chiếu vào mẫu đo, kích thích mẫu đo phát ra các tia X đặc trưng của các nguyên tố có trong mẫu. Đo tia X đặc trưng sẽ xác định được các nguyên tố và hàm lượng của chúng có trong mẫu đo. Sơ đồ khối hệ XRAY trên hình 2 và thiết bị trên hình 3.

 

Yêu cầu đối với mẫu đo: Nghiền mịn, có kích thước hạt cỡ 10 – 20µm, ép thành viên. Khuôn ép hình trụ, có đường kính trong và ngoài là 4 và 5 cm, chiều dày của mẫu ép là 4mm (tương đương lượng mẫu là 10 gam), lực ép là 10 Bar.

b. Thiết bị đo mức

Thiết bị đo mức bằng kỹ thuật hạt nhân chủ yếu được sử dụng tại các vị trí có điều kiện sử dụng khắc nghiệt mà các loại thiết bị khác không thể hoạt động được. Thí dụ đo xác định mức chất lỏng, chất rắn trong bình kín, xilô chứa cao và kín, trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, ồn,…

Do tính chất kỹ thuật như vậy, thiết bị đo mức thường sử dụng nguồn phát gamma như Cs-137, Co-60…, cường độ nguồn mạnh/yếu tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế nơi sử dụng.

Đối với ngành sản xuất xi măng, thiết bị đo mức sử dụng đo mức vật liệu trong bồn, trong các xilô chứa, bể lắng lọc bụi tĩnh điện.

Đặc biệt với nhà máy xi măng lò đứng, thiết bị đo mức sử dụng tại ống dẫn clanhke dưới đáy lò nung để điều khiển quá trình tự động cấp liệu vào lò, tháo clanhke ra khỏi lò nung. Thiết bị này đảm bảo cho việc thực hiện chế độ nung liên tục và ổn định, vật liệu trong lò luôn chuyển động, tạo ra được các vùng công nghệ trong lò như vùng (Zon) sấy, vùng nung và vùng làm nguội.

 

 Các cơ sở sử dụng: Trong hầu hết các nhà máy xi măng lò đứng cơ giới hoá đều có thiết bị đo mức ở công đoạn lò nung. Tuy nhiên, thiết bị này được cung cấp đồng bộ với việc nhập dây chuyền từ Trung Quốc. Một số Công ty đã sử dụng thiết bị do chúng tôi chế tạo như: Công ty XM X78, Công ty XM Sông đà IALY, Công ty XM Kiện Khê, Công ty CPXM Việt Trung, Tiên Sơn,…

c. Thiết bị cân băng định lượng

Hiện nay Viện chúng tôi đã có thể cung cấp hai loại cân băng tải (cân liên tục): Cân áp điện, dùng loadcell đo áp lực đè trên băng tải cân (hình 6) và cân băng tải hạt nhân (dùng phương pháp hạt nhân). Cân băng tải như trên nếu nối vào hệ thống điều khiển có thể định lượng được (hình 5). Với loại cân băng tải hạt nhân, do tính chất kỹ thuật, an toàn và giá thành nên chỉ sử dụng trong các đối tượng cụ thể và có tính chất chuyên dụng như các băng tải than của nhà máy sàng tuyển than, các băng tải liệu trong dây chuyền nghiền liệu của nhà máy xi măng lò quay. Với loại cân thứ hai, cân băng tải có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng và ở tất cả mọi nơi.

Điều quan tâm ở đây là kết hợp hệ cân theo phương pháp áp điện với thiết bị phân tích nguyên tố (phương pháp XRAY) cho dây chuyền nghiền liệu (hiện đang dùng trong một số nhà máy XMLĐ) trở thành hệ cân định lượng liên tục phối liệu đầu vào khép kín và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây chính là hệ NCS là hệ thống điều khiển sử dụng kỹ thuật hạt nhân. Để sử dụng có hiệu quả hệ cân như thế này, việc cung cấp số liệu thành phần hoá nguyên liệu đầu vào phải chính xác. Hệ thống sử dụng bài tính công nghệ với các hệ số bão hoà vôi (KH), hệ số modun Silic (n) và hệ số modun Aluminat (p)

Trong trường hợp các thông số thành phần hoá không đảm bảo độ tin cậy thường xuyên, bài tính được tham khảo cho quá trình công nghệ ban đầu. Chương trình phần mềm đưa ra bài tính tỷ lệ % để cán bộ vận hành có thể dễ dàng điều chỉnh theo thực tế.

Hệ cân như trên đã được chuyển giao cho các nhà máy sau: Công ty XM Sông đà IALY, Công ty XM Chiềng Sinh, Công ty XM X78 và Công ty XM Kiện Khê. Trước đây, thiết bị điều khiển động cơ băng tải qua hộp ly hợp điều tốc. Hiện nay thiết bị điều khiển tốc độ động cơ thông qua biến tần. Hệ thống đang hoạt động rất hiệu quả tại Công ty XM Kiện Khê, nơi mới chuyển đổi từ công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay.

Trên cơ sở cân định lượng liên tục điều khiển bằng biến tần, chúng tôi đã thiết kế thành công và đang đưa vào hoạt động hệ thống điều khiển tự động cấp liệu – than cho lò quay nung clanhke của Công ty XM Kiện Khê và Công ty CPXM 77. Các cân được nối mạng về phòng điều khiển trung tâm để giám sát và khống chế năng suất đầu vào lò nung.

d. Thiết bị đo độ tro than theo phương pháp gamma tán xạ ngược

Thiết bị đo độ tro than đống than sử dụng nguồn gamma liều thấp, hình 7.

 

Thiết bị này dùng kỹ thuật hạt nhân theo phương pháp đo tia gamma tán xạ ngược. Nguyên lý để xác định độ tro là kỹ thuật gamma-gamma tán xạ ngược cấu hình 4p được dùng trong thiết bị đo đống than. Đầu đo đống than sử dụng 2 nguồn gamma hoạt độ thấp 133Ba và 137Cs với tổng hoạt độ nhỏ hơn 1.5MBq.

Thiết bị này có cấu hình gọn nhẹ, mang xách dễ dàng, tiện lợi cho việc đo hiện trường. Nó giúp cho Nhà quản lý có nhanh thông tin về chất lượng than, nhanh chóng xử lý trong quá trình khai thác chế biến. Thiết bị này phục vụ tốt trong quá trình công nghệ khai thác chế biến, còn trong mục đích kiểm soát chất lượng để bán hàng thì thiết bị này còn có hạn chế. Do nguyên lý chế tạo (phương pháp gamma tán xạ ngược) và đối tượng đo là than nên thiết bị này chỉ đo tin cậy với các loại than có thành phần hoá đồng đều và độ ẩm thấp.

e. Thiết bị đo độ tro than theo phương pháp PGNAA

Kỹ thuật phân tích bằng phương pháp kích hoạt neutron-gamma tức thời (PGNAA) là một trong những kỹ thuật phân tích tiên tiến, hiện đang có nhiều ứng dụng. PGNAA đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào phục vụ sản xuất công nghiệp và đời sống. Tuy nhiên, do việc xây dựng hệ đo sử dụng kỹ thuật này đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật – công nghệ cao và nguồn kinh phí khá lớn, cho nên trong nhiều năm, nó vẫn chưa được ứng dụng ở Việt Nam.

Hệ PGNAA đo đống và đo lỗ khoan có khả năng phân tích nguyên tố và loại trừ ảnh hưởng của độ ẩm để xác định nhanh độ tro, khắc phục nhược điểm của thiết bị đo độ tro đống theo phương pháp đo gamma tán xạ ngược.

Năm tài khóa 2003 – 2004, Dự án RAS/8/094 cung cấp nguồn Cf-252; năm 2007-2009, Dự án RAS/8/107 cung cấp ống phóng nơtron cho Trung tâm trình diễn Vùng tạo hà Nội (RTC) Hà Nội và Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo thiết bị phân tích. Đến tháng 9/2011, hệ thiết bị (hình 8) đo độ tro than bằng kỹ thuật PGNAA đã hoàn thành.

 

Thiết bị phân tích độ tro than sử dụng kỹ thuật PGNAA với nguồn đồng vị Cf-252. có sai số tuyệt đối trong phạm vi + 1% so với giá trị độ tro chuẩn. Sản phẩm này là một công cụ rất tốt để giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật và đào tạo thực nghiệm về kỹ thuật PGNAA.

Tiềm năng ứng dụng của thiết bị PGNAA là rất lớn, thiết bị không chỉ dừng lại ở xác định độ tro than mà còn phải xác định hàm lượng các nguyên tố và độ ẩm trong than. Trong tương lại không xa, thiết bị trên sẽ trở thành thiết bị đo hiện trường như hình 9.

 

Lượt xem: 8424